Những quy định xử lý hàng hóa chở quá tải

Những quy định xử lý hàng hóa chở quá tải
Ngày đăng: 05/04/2018 02:09 PM

Dù cho bạn chọn hình thức vận tải hàng hóa, giao hàng nhanh, giao hàng thu hộ thì cũng nên tìm hiểu và nắm những quy định về xử lý hàng hóa quá tải. Đây là một trong những loại hàng hóa có những quy định nghiêm ngặt mà khách hàng cũng như chính các đơn vị vận chuyển cần cẩn trọng.

 

Hàng hóa chở quá tải là hàng hóa gì?

Hàng hóa chở quá tải là hàng hóa chở quá trọng lượng mà pháp luật quy định. Vì một lý do nào đó mà tài xế, công ty vận tải mắc phải lỗi này. Hàng hóa chở quá tải quy định không những không đảm bảo được an toàn khi vận chuyển mà nó còn ảnh hưởng đến nhiều vấn đề phát sinh khác như:

Những quy định xử lý hàng hóa chở quá tải cần ghi nhớ

Dưới đây là những quy định xử lý cho hành vi hàng hóa chở quá tải mà công ty vận chuyển hàng hóa hoặc khách hàng sử dụng dịch vụ cần ghi nhớ để tránh vi phạm nhằm hạn chế được những tổn thất không đáng có.

– Trường hợp chở quá tải từ 10 – 40 % đối với xe dưới 5 tấn, từ 10 – 30% đối với xe trên 5 tấn, từ 20 – 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng thì người điều khiển phương tiện bị phạt từ 800.000đ – 1.000.000đ, tước giấy phép lái xe trong vòng 01 tháng, buộc phải dỡ phần hàng quá tải. Đồng thời chủ phương tiện bị phạt từ 2.000.000đ – 4.000.000đ nếu là cá nhân, 4.000.000 – 8.000.000đ nếu là tổ chức, đơn vị vận chuyển.

 

– Trường hợp chở quá tải từ 40% – 60% đối với xe dưới 5 tấn, từ 30%- 50% đối với xe trên 5 tấn và xe xi téc chở chất lỏng thì người điều khiển phương tiện bị phạt 3.000.000đ – 5.000.000đ, tước giấy phép lái xe trong vòng 02 tháng, buộc phải dỡ phần hàng quá tải. Đồng thời chủ phương tiện bị phạt từ 12.000.00đ – 14.000.000đ nếu là cá nhân và từ 24.000.000đ – 28.000.000đ nếu là tổ chức.

– Trường hợp chở quá tải từ 60% – 100% đối với xe dưới 5 tấn, từ 50% – 100% đối với xe trên 5 tấn và xe xi téc chở chất lỏng thì người điều khiển phương tiện bị phạt 5.000.000đ – 7.000.000đ, tước giấy phép lái xe trong vòng 02 tháng, buộc phải dỡ phần hàng quá tải. Đồng thời chủ phương tiện bị phạt từ 14.000.000đ – 16.000.000đ nếu là cá nhân và từ 28.000.000đ – 32.000.000đ nếu là tổ chức.

Như vậy, tùy theo tình hình chở quá tải thực tế mà sẽ có những quy định xử lý khác nhau. Thông thường, theo quy định của pháp luật, trường hợp vi phạm chở quá tải hàng hóa đều bị xử lý phạt hành chính tùy theo mức độ vi phạm.

Với những quy định rõ ràng cho hành vi chở quá tải thì việc cá nhân chủ ý chở hàng hóa không mang nhiều lợi ích. Phương án khả thi để hạn chế những rủi ro này là khách hàng cá nhân nên sử dụng dịch vụ vận chuyển để đảm bảo được chất lượng vận chuyển cũng như tuân thủ những quy định liên quan đến vận chuyển hàng hóa một cách tối ưu nhất. 

 

Hiện nay, Liên Á Logistics đang triển khai các dịch vụ vận tải và giao nhận hàng hóa đến khắp các tỉnh thành trên cả nước. Các dịch vụ bao gồm chuyển phát hỏa tốc, chuyển phát kết hợp, vận chuyển nguyên xe… với thời gian giao hàng nhanh chóng và cước phí phù hợp. Khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về độ nguyên vẹn của hàng hóa khi gửi hàng tại Nhất Tín

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline